SEO 2017: SEOer phải là một Marketer giỏi

SEO Onpage là gì? Tìm kiểu SEO Onpage từ A-Z
Marketing là một chuyên ngành rất rộng, nó được hiểu đơn giản là việc bạn mang 1 thương hiệu đến khách hàng. Để trở thành một marketer giỏi bạn cần có đầu óc phân tích tốt, góc nhìn rộng cả bề ngang lẫn bề sâu để có thể hiểu được nhu cầu hiện tại và cả những ước muốn tương lai của khách hàng. Trước đây, marketer thường phải đi phân tích 4P (product, Price, Place, Promotion) dựa trên những ý kiến khảo sát của khách hàng để tìm hiểu nhu cầu thực sự của họ và từ đó đưa ra chiến lược marketing cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngày nay các marketer dường như không còn làm những việc đấy nữa vì đã có sự xuất hiện của internet. Khi mà khách hàng tiềm năng của bạn chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet thì việc tìm hiểu nhu cầu của họ đã quá dễ dàng thông qua các công cụ keyword research. Nhiệm vụ của những digital marketer hiện tại khá đơn giản chỉ là làm sao để website mình hiện trên đầu trang của các công cụ tìm kiếm bằng nhiều phương pháp: adwords, SEO, facebook ads, linkedin ads,….

Social là kênh không thể thiếu đối với Marketing Online nói chung và SEO nói riêng

Trong những phương pháp đó, có lẽ SEO là phương pháp được nhiều marketer lựa chọn vì nó bền lâu và không tốn chi phí. Rất nhiều phương pháp SEO được đưa ra bởi các chuyên gia SEO như SEO backlink, MXH, PBN, forum seeding,….và phần lớn chúng đều cố gắng tạo ra số lượng backlink về website mình càng nhiều càng tốt.

Những phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả trong thời gian trước đây và dĩ nhiên SEOer nghĩ mình có khả năng thay đổi kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, gần đây, những phương pháp SEO này dường như đang gặp phải khá nhiều vấn đề khi mà SEOer càng xây dựng nhiều backlink thì thứ hạng càng sụt giảm nghiêm trọng.

VÌ SAO VẬY?

Vì lý do đơn giản là Google cũng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn và đòi hỏi họ phải thay đổi từng ngày để có thể chiếm được số lượng người dùng. Hãy thử tưởng tượng, trang 1 của Google 100% là kết quả được tạo ra bởi những SEOer với nội dung kém chất lượng, không đáp ứng đúng nhu cầu người dùng thì chắc chắn hệ quả là người dùng sẽ rời bỏ Google để sử dụng các công cụ tìm kiếm khác. Do đó, google phải thay đổi để giữ được thị phần của mình và một nguyên tắc mà Google phải tuân thủ là BẢO VỆ VÀ ĐỨNG SAU NHU CẦU NGƯỜI DÙNG.

SEOER PHẢI LÀM GÌ?

Nếu Seoer đang muốn thao túng kết quả tìm kiếm thì nhất định họ phải đứng sau nhu cầu người dùng. Việc gì nếu bạn đáp ứng đúng nhu cầu người dùng, tạo ra những nội dung chất lượng, hấp dẫn người dùng và người dùng cảm thấy thích thú với những gì mà SEOer tạo ra?. Chắc chắn lúc đấy bạn sẽ đạt TOP và TOP rất bền vững,…

HÃY QUAY LẠI MARKETING TRUYỀN THỐNG

Marketing truyền thống luôn phân tích dựa trên nhu cầu của khách hàng và mang sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp đến với khách hàng. Với marketing hiện đại và đặc biệt là những SEOer đầy tham vọng, bạn nên dành thời gian để thực hiện bước đầu tiên này bằng keyword research.

Với các công cụ hiện đại bạn dễ dàng tìm được những keywords mà khách hàng tìm kiếm nhiều. Và việc đầu tiên mà hầu hết các SEOer làm chính là lao vào viết bài seo đến tận vài ngàn từ với title có chứa keyword mà khách hàng tìm kiếm và đẩy mạnh số lượng backlink từ forum, MXH, PBN,… để có thể được lên TOP Google một cách nhanh chóng.

SEO lên TOP Google những chưa chắc đã có đơn hàng

Tuy nhiên, gần đây nếu bạn làm những việc này thì chưa chắc website của bạn đang ở TOP. Vì sao vậy? vì bạn đã bỏ quên 1 điều vô cùng quan trọng: thỏa mãn nhu cầu người dùng và nghĩ những gì người dùng nghĩ.

NẾU BẠN LÀ MỘT NGƯỜI TỰ TỐI ƯU WEB HÃY SUY NGHĨ NHƯ: NGƯỜI DÙNG và GOOGLE

NẾU BẠN LÀ MỘT AGENCY HÃY SUY NGHĨ NHƯ: KHÁCH HÀNG (người sở hữu web), NGƯỜI DÙNG và GOOGLE

Là một người dùng thông thường, khi Search một từ khóa, chẳng hạn “iphone

  • Người dùng 1 nghĩ: Tôi muốn tìm địa chỉ bán điện thoại iphone ở gần tôi
  • Người dùng 2 nghĩ: Tôi muốn xem những mẫu điện thoại iphone mới nhất
  • Người dùng 3 nghĩ: Tôi muốn xem những ứng dụng mà điện thoại iphone mang lại
  • Người dùng 4 nghĩ: Tôi muốn xem giá điện thoại iphone

Tại sao người dùng click vào link A thay vì link B:

  • Vì title của web A có vẻ đáp ứng nhu cầu của tôi
  • Vì Title của web A khiến cho tôi cảm thấy tò mò
  • Mặc dù title của web A không đáp ứng nhu cầu của tôi nhưng chúng làm tôi nảy sinh nhu cầu mới (chẳng hạn, điện thoại iphone giảm giá sốc đến 50%)
  • Phần description của web A trên kết quả tìm kiếm có vẻ đúng là thứ tôi cần
  • Vì domain của web A quen thuộc và uy tín hơn web B

GOOGLE LÀM GÌ?

Bạn nên nhớ rằng, Google không phải là con người, do đó chúng hoạt động dựa trên 1 tổ hợp các thuật toán thông qua việc truy vấn để tìm kiếm kết quả tốt nhất mang đến cho người dùng. Google biết những gì mà người dùng nghĩ thông qua lịch sử tìm kiếm của chính người đó và chúng dự đoán dựa trên những link mà người này click vô trước đó.

Vậy việc gì xảy ra nếu đó là một người dùng hoàn toàn mới. Google sẽ cho ra tất cả các kết quả có thể xảy ra và đương nhiên trang 1 là những trang đáng tin cậy và được hầu hết những người dùng khác tin tưởng (với cùng 1 từ khóa)

Địa điểm cũng là yếu tố quan trọng với Google, khi bạn ở địa điểm A bạn sẽ nhận được 1 kết quả và ở địa điểm B bạn sẽ nhận được kết quả hoàn toàn khác.

Như vậy, Google sẽ dựa trên keyword và địa điểm để cho ra kết quả cho người dùng với các thứ tự ưu tiên sau:

  1. Đáp ứng đúng nhu cầu
  2. Địa điểm gần người dùng
  3. Trang web đáng tin cậy (là trang web có độ trust cao, nội dung đầy đủ và có nhiều lượt truy cập trước đó với cùng 1 key)

Người sở hữu web muốn gì?

Nếu bạn đóng vai trò là một agency thì bạn nên tìm hiểu xem người sở hữu web hay khách hàng của bạn đang muốn gì:

  • Tôi muốn có nhiều khách truy cập
  • Tôi muốn web tôi có nội dung đúng với sản phẩm và dịch vụ mà tôi cung cấp
  • Và hơn hết, tôi muốn bán được hàng

Hơn ai hết, người bán là người nắm rõ đặc điểm sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Họ biết chính xác giá trị mà sản phẩm của họ mang lại là gì. Vấn đề lớn nhất chính là họ không biết làm sao để khách hàng có thể hiểu được những giá trị đó.

Làm SEO cần đáp ứng được nhu cầu của người dùng

Nhiệm vụ của Agency nhiều và khó hơn hẳn so với một người bình thường vì họ phải thực sự thông hiểu sản phẩm dịch vụ của một bên khác và đứng trên vai trò của khách hàng (người dùng) để có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

AGENCY CẦN PHẢI LÀM GÌ?

Là một Agency thực hiện các dự án cho khách hàng, trước hết bạn cần đứng trên vai trò của họ để có thể hiểu và thông cảm cho những ý nghĩ không đúng chuyên môn (tại sao từ khóa của tôi vẫn chưa lên Top? Tại sao bạn lại viết bài về vấn đề này mà không phải là vấn đề khác?….)

Mặc dù không hiểu rõ về kỹ thuật và chuyên môn nhưng khách hàng của bạn biết được rằng nếu trang web của họ chứa đựng nội dung kém chất lượng và nội dung không thể hiện được sản phẩm dịch vụ thì họ sẽ không bán được hàng.

Như vậy, khi đối mặt với một dự án hoàn toàn mới, Agency cần phải thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tìm hiểu thật kỹ sản phẩm và dịch vụ mà client cung cấp
  • Bước 2: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng và list ra tất cả các vấn đề mà khách hàng quan tâm xoay quanh sản phẩm dịch vụ
  • Bước 3: Viết bài đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng với hình ảnh và nội dung thật sự mang lại giá trị
  • Bước 4: Đừng xem viết bài trên MXH, Forum hay các trang web khác là xây dựng backlink mà hãy xem đó là công việc quảng cáo thương hiệu. Chắc chắn bạn sẽ không muốn để lại tiếng xấu đúng không nào.
  • Bước 5: Rà soát lại tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: tốc độ load trang, tối ưu trên mobile, hình ảnh, video,….

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỐI ƯU NỘI DUNG CHO PAGE

Thế nào là page kém chất lượng:

  • Người viết không có đầy đủ chuyên môn về nội dung mà mình đang viết
  • Nội dung được viết ra kém chất lượng
  • Nội dung không thể hiện đầy đủ title
  • Page có chứa quảng cáo gây khó khăn cho người dùng
  • Website có danh tiếng không tốt

Thế nào là nội dung kém chất lượng:

  • Mua hoặc nhờ ai đó viết hộ (bản gốc đã publish trên internet)
  • Thông tin cung cấp không chính xác
  • Viết vội vàng mà không có chỉnh sửa
  • Nói dối, tạo ra những thông tin không phù hợp với thực tế
  • Copy nội dung hoặc viết lại nội dung trong cùng chủ đề
  • Sử dụng những câu quá ngắn
  • Sử dụng 1 số từ trong ngôn ngữ nói đưa vào ngôn ngữ viết

Thế nào là nội dung được copy:

  • Sao chép nguyên bản từ nguồn có sẵn
  • Sao chép nhưng đã chỉnh sửa một vài từ, một vài câu, hay thay thế vị trí của các từ trong câu
  • Sao chép từ 1 nguồn đã chỉnh sửa (chẳng hạn, web A sao chép nội dung web B có chỉnh sửa đôi chút, web C lại đi sao chép nội dung của của web B)
Nguồn ảnh từ tài liệu của Google
Trà Hoa Vàng Trịnh Anh | Trà Hoa Vàng Lâm Đồng | Trà Hoa Vàng Đạ Huoai | Trà Hoa Vàng Đà Lạt | Trà Hoa Vàng túi lọc | Bông Trà Hoa Vàng sấy