Tiêu chí kiểm tra Website chuẩn SEO

SEO Onpage là gì? Tìm kiểu SEO Onpage từ A-Z
Website chuẩn SEO là như thế nào? hoặc như thế nào là Website chuẩn SEO? Kiểm tra Website chuẩn SEO gồm những gì?… rất nhiều câu hỏi liên quan đến Website chuẩn SEO.

Trong bài hôm nay, tôi xin tổng hợp các yêu tố quyết định Website chuẩn SEO. Những kiến thức được tổng hợp cũng như dựa theo những kinh nghiệm thực chiến dự án SEO.

Khi sở hữu một Website chuẩn SEO, quá trình làm SEO Web của bạn cũng trở nên đơn giản hơn.

Vậy Website chuẩn SEO là gì?

Website chuẩn SEO là tập hợp các yếu tố cần thiết mà các công cự tìm kiếm yêu cầu. Nó giúp cho bộ máy tìm kiếm hoạt động hiệu quả hơn khi thu thập dữ liệu từ Website của bạn. Đó là một trong các yếu tố giúp xếp hạng Website của bạn cao hơn Website khác.

Hỗ trợ những tính năng cần thiết cho quản trị Web và người dùng, nếu một website chuẩn SEO sẽ đáp ứng tất cả những tính năng cần thiết này. Những tính năng này là gì? tôi xin chia sẻ ở phần sau của bài viết này.

Những tính năng nâng cao, giúp người làm SEO Web có thể tùy biến Website phù hợp khi cần thiết.

Có thể bạn không phải là người chuyên làm SEO, khi làm Website bạn chỉ cần đẹp bắt mắt là ổn. Nhưng khi bạn gặp một đơn vị làm SEO chuyên nghiệp, họ sẽ chỉ ra những lỗi cần khắc phục để website chuẩn SEO hơn.

Vậy, để hiểu rõ hơn cũng như nắm vững các kiến thức của Website chuẩn SEO, mời bạn xem tiếp phần tiếp theo bên dưới.

Các nền tảng làm Website

WordPress và Laravel

Có rất nhiều cách để làm như Code thuần từ đầu, sử dụng Framework hay các Hệ Quản Trị Nội Dung (CMS) để làm Website, nhưng nổi bật nhất vẫn là WordPress. Nó cho phép tùy biến sâu vào bên trong, dễ quản lý, đặc biệt là rất chuẩn SEO.

WordPress: là mã nguồn mở miễn phí dùng để làm Website, có đến 65-75% Website trên thế giới đang dùng mã nguồn này. WordPress có thể cùng để làm Website tin tức, giới thiệu công ty, bán hàng… đặc biệt WordPress sau khi tối ưu thì rất chuẩn SEO.

Code thuần: Có rất nhiều công ty thiết kế Website tại Việt Nam làm website bằng PHP, ASP.NET…, và họ tự xây dựng riêng 1 bộ tài nguyên riêng . Điểm chung ở nhiều công ty Web là chậm cập nhật những tính năng mới trên thế giới. Ai viết thì người đó sửa, khó update hoặc thêm bớt… bạn bị lệ thuộc vào bên thiết kế web không thể tách rời với họ được.

Đương nhiên mỗi bên đều có điểm mạnh điểm yếu của nó, nếu bạn là những hệ thống website lớn như: ngân hàng, trường học, bệnh viện hoặc những website TMĐT tầm cỡ. Thì việc thuê đội Code về tự viết là điều cần thiết, không thể dùng WordPress để làm hệ thống Website lớn được.

Còn nếu bạn chỉ là doanh nghiệp bình thường, chỉ cần website giới thiệu công ty đơn giản, website bán hàng cơ bản… thì WordPress là một lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.

Tiêu chí kiểm tra Website chuẩn SEO

Sau đây là những tiêu chí kèm giải thích tại sao cần những tính năng này cho một Website. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được bạn trong quá trình làm Website chuẩn SEO.

Bạn cũng có thể gửi những tiêu chí này, xem như yêu cầu để biết thiết kế website làm theo như vậy thì mới chuẩn SEO được.

1, Các thẻ meta cần thiết

Meta SEO

Các thẻ Meta sẽ nằm trong phần Header của trang Web, phần này bình thường không thể nhìn thấy được. Nếu bạn muốn kiểm tra thì bấm Ctr + U để View code xem. Sau đây là một số thẻ Meta cơ bản cần phải có:

Đoạn Meta trên bạn chỉ cần coppy vào Header của bạn, chú ý sửa lại tên Web và thương hiệu của bạn cho đúng nhé. Nếu bạn có Website rồi thì Ctr+U để kiếm tra xem còn thiếu cái nào không, rồi yêu cầu bên thiết kế web thêm vào, cái này cũng đơn giản không khó lắm.

2, Http – Https

http và https

Https là giao thức truyền dữ liệu an toàn, đây là yêu cầu cần có ở tất cả trang web hiện nay. Năm xưa chỉ có những trang web của ngân hàng, gmail…. là có giao thức https. Ngày nay khi công nghệ phát triển, https được xếp vào yếu tố tối thiểu cần phải có của Website.

Google cũng yêu cầu yếu tố này, bắt buộc phải có đối với các Website dù là Website gì đi nữa.

Giao thức HTTPS được cấp miễn phí ở đa số các Hosting, còn nếu các bạn mua server hoặc vps thì yêu cầu bên bán cung cấp cho bạn. Tùy vào bên bán, có thể miễn phí hoặc tốn phí, nhưng đa số là cấp miễn phí.

3, Title, Discription

Title Description

Thẻ Meta Title và Meta Discription cũng nằm trong các thẻ Meta cần thiết ở mục 1, nhưng nó quan trọng hơn nên tôi tách nó ra thành một mục riêng.

Để chuẩn SEO, các thẻ title và Description phải độc lập có thể chỉnh sửa được đối với từng bài viết. Hiểu đơn giản là, khi bạn up một sản phẩm, bài viết, trang… đều phải có chỗ để nhập thẻ title và Description riêng.

Nếu website của bạn tất cả các thẻ title và Description của các bài viết cũng như sản phẩm đều giống với trang chủ, như vậy là website của bạn không chuẩn SEO. Ban nên, nhanh chóng yêu cầu bên Web chỉnh sửa lại ngay.

4, Tiêu đề trên web

Tiêu đề trên Web

Thông thường tiêu đề trên web sẽ giống với thẻ title, nhưng ở một số trường hợp tiêu đề hiển thị trên web khác với thẻ title. Nên bạn cần yêu cầu bên thiết kế web làm tính năng tách biệt thẻ title và tiêu đề web là 2 chỗ nhập khác nhau.

Trường hợp hay áp dụng nhất là những website bán hàng, tên sản phẩm thường ngắn nhưng title lại dài hơn để đủ ý.

5, URL

URL Website

URL của bài viết tưởng chừng như đơn giản, nhưng là một trong những yếu tố quyết định Website chuẩn SEO. Thông thường URL sẽ được lấy từ tiêu đề web xuống, nhưng bạn cần yêu cầu thêm tính năng có thể chỉnh sửa URL từng bài viết.

Tính năng này giúp bạn có thể tối ưu URL ngắn hơn so với tiêu đề web, như vậy đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như chuẩn SEO hơn.

URL phải là tiếng Việ không dấu, cách nhau bởi dấu gạch ngang.

6, Canonical

Canonical

Thẻ Meta Canonical, cần phải có thẻ này để phân biệt những bài chính và bài phụ. Thẻ này rất phù hợp với những chuyên mục có nhiều bài viết, lúc đó sẽ gặp tình trạng phân trang page1/page2/page3… thẻ Canonical sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Nếu có thể bạn nên yêu cầu tính năng cho phép nhập thẻ canonical riêng cho từng bài viết. Trường hợp bạn viết bài A nhưng đa số copy của bài B, thì bạn để thẻ Canonical về bài B như vậy sẽ không bị trùng lặp nội dung.

7, Responsive

Responsive

Thời công nghệ 4.0 khi đa số mọi người dùng điện thoại để truy cập Website của bạn. Một giao diện Responsive sẽ quyết định Website của bạn có đạt chuẩn SEO hay không.

Nếu bạn không có giao diện Mobile, chắc chắn sẽ không được Google ưu ái khi xếp hạng website của bạn. Quan trọng hơn là, khi khách hàng vào Website của bạn bằng điện thoại thì sẽ rất khó thao tác cũng như đọc nội dung.

Hơn 70% người dùng vào bằng điện thoại (tùy từng ngành) nhưng đa số chúng ta làm Website lại chăm từng chút một với giao diện máy tính. Vậy tại sao bạn không làm một website giao diện Mobile thật đẹp thay vì tập trung vào máy tính.

8, Comment

Tính năng comment trên Website thường được các chủ website bỏ qua, hoặc sợ phiền phức khi đối thủ vào comment quảng cáo….

Nhưng đối với SEO, tính năng coment lại có giá trị hết sức to lớn. Khi được nhiều comment điều đó cho thấy bài viết của bạn có ích và thu hút người dùng. Google cũng từ đó xếp hạng bạn tốt hơn Web khác, đương nhiên bạn cần bật chế độ kiểm duyệt comment tránh trường hợp đối thủ phá hoại.

9, Breadcrumbs

Breadcrumbs

Giúp cho Website bạn chuẩn hơn, điều hướng được người dùng thậm chí là đẹp hơn trên Google. Tính năng hữu ích thì không nên bỏ qua, vậy bạn hãy yêu cầu bên website làm Breadcrumbs cho Website của bạn nhé.

10, AMP (Accelerated Mobile Pages)

AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages được Google công bố cách đây khoảng 2 năm, nó giúp tăng tốc gấp 4 lần khi truy cập Website bằng điện thoại di động. Nhưng hiện nay AMP chưa thịnh hành bởi nhiều lỗi, đặc biệt đối với những Website bán hàng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về AMP tại đây.

Những Website tin tức thì vẫn áp dụng AMP, nhưng đa số Website dịch vụ thì không. Google cũng đã từng nói sẽ ưu tiên Website áp dụng AMP, nên tương lai xa bạn nên nghiên cứu và áp dụng nó cho website của bạn nhé.

11, Headding

Các thẻ Heading là H1, H2, H3, H4, H5…. cần phải được bố trí phù hợp. Thẻ H1 chỉ được xuất hiện 1 lần duy nhất trên 1 page, thường thẻ H1 sẽ được áp dụng cho tiêu đề trên Web hoặc tên sản phẩm.

Các thẻ H2-H4 thường được thể hiện trong bài viết, công dụng để nhấn mạnh thêm các ý của bài viết đó. H2-H4 có thể xuất hiện nhiều lần trên cùng 1 page, H5-H6 thường bố trí ở các đầu mục Sidebar, Footer…

12, Sitemap

Sitemap (Sơ đồ trang Web) bạn cần phải có một sitemap tự động cập nhật, có nghĩa là khi bạn viết một bài viết trên Website thì trong Sitemap sẽ tự phát sinh link.

Bạn chỉ cần yêu cầu bên làm Web làm cho bạn một sitemap tự động cập nhật như trên là ok. Nếu khó khăn hãy áp dụng như sau: Tạo sitemap thủ công, 1 tháng bạn viết bài mới thì bạn tạo sitemap thủ công khác up đè lên sitemap cũ là ok.

13, Robot.txt

File Robot.txt cần phải được tối ưu nên bạn cần tính năng chỉnh sửa file robot.txt. Điều này hết sức quan trọng khi bạn làm SEO, khi bạn muốn chặn gì đó thì phải vào File Robot.txt.

Ví dụ muốn chặn những Link phát sinh lỗi, bạn phải vào file robot.txt để chặn, điều này cần có tính năng chỉnh sửa file này.

14, Up ảnh

Up ảnh thì Website nào cũng có, tính năng up ảnh hàng loạt cần phải có để phục vụ những bài viết có nhiều ảnh.

Khi up ảnh lên, cần có những chỗ để nhập các thuộc tính sau cho ảnh: title, ATL, chú thích… như vậy mới đảm bảo hình ảnh được chuẩn SEO.

Đặc biệt, ảnh up lên phải giữ nguyên tên và kích thước, tránh trường hợp up ảnh lên mà tự động đổi tên thành dạng số.

15, Mô tả Category

Mô tả chuyên mục

Mô tả hiển thị cho Category, điều này sẽ giúp bạn có thể tối ưu SEO cho chuyên mục, rất hiện quả cho Website bán hàng.

Phần mô tả được hiển thị là nơi để tối ưu SEO rất tốt, tuy là đoạn ngắn nhưng lại là nơi bố trí từ khóa SEO ở đó.

Phần mô tả hiển thị khác với thẻ Description, phần này được hiển thị bên ngoài người dùng có thể đọc được.

Chèn Code vào Header hoặc Footer website, điều này giúp bạn có thể chèn các code theo dõi, code Google Analytics hoặc Google Search Console.

Tuy nó nhỏ nhưng rất cần thiết, một Website chuẩn SEO bắt buộc phải có để tối ưu và khai báo.

Khác với mục 16, chèn code vào header, footer riêng cho từng bài viết giúp bạn tối ưu SEO cho từng bài một.

Ví dụ ở bài tuyển dụng SEO, bạn chèn code Google tuyển dụng vào Header để có thể hiện trong trong Google việc làm.

“to be continued”

Bạn hãy lưu link bài viết này lại để đọc những cập nhật mới nhé, tôi sẽ viết tiếp tục ở đây!

Trên đây là tổng hợp các yếu tố cần có của một Website chuẩn SEO, nó dựa trên những kinh nghiệm tối ưu Website trong quá trình làm dịch vụ SEO tại Leadgle của tôi.

Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu để làm một Website chuẩn SEO nhất.

Trà Hoa Vàng Trịnh Anh | Trà Hoa Vàng Lâm Đồng | Trà Hoa Vàng Đạ Huoai | Trà Hoa Vàng Đà Lạt | Trà Hoa Vàng túi lọc | Bông Trà Hoa Vàng sấy